PHÒNG HỒNG QUẢNG – TẦNG 2, KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH HẠ LONG CENTRE | |||
8:00 – 9:30 | Cải thiện kết quả phục hình: bền chắc, thẩm mỹ và tuổi thọ | GS.TS.BS. Ian Meyers CV Ian MeyersQuốc gia: CVGiáo sư Ian Meyers là bác sĩ nha khoa tổng quát ở Brisbane và là giáo sư danh dự tại Viện Răng Hàm Mặt, Đại học Queensland. Ông có hơn bốn mươi năm kinh nghiệm trong nghiên cứu, giáo dục và lâm sàng tại phòng khám tư nhân, trường đại học và bệnh viện. Ông từng là Chủ tịch của Trường Đại học Phẫu thuật Nha khoa Hoàng gia Australasian và Chi nhánh Queensland của Hiệp hội Nha khoa Úc. Ông là Chủ tịch của phân khu Australasian của Trường đại học Nha sĩ Quốc tế, đồng thời là thành viên của Học viện Nha khoa Quốc tế và Học viện Pierre Fauchard. Tóm tắtVật liệu phục hồi nha khoa hiện đại, kết hợp với các kỹ thuật lâm sàng cải tiến, có thể mang lại các phục hình nha khoa có tính thẩm mỹ cao và độ bền cao cho cả răng trước và răng sau. Lựa chọn ca lâm sàng phù hợp và các kỹ thuật lâm sàng được tối ưu hóa có thể đảm bảo quá trình phục hồi/phục hình răng bền lâu và cũng như duy trì lợi ích điều trị cho bệnh nhân. Vật liệu phục hồi được gia cố bằng sợi và composite chụi lực khỏe có vô số ứng dụng trong nha khoa phục hồi và chúng giúp tăng cường đáng kể các lựa chọn sẵn có để củng cố răng suy yếu tổ chức cứng, hay đã điều trị nội nha. | |
9:30 – 11:00 | LỄ KHAI MẠC HỘI NGHỊ VÀ CẮT BĂNG KHAI TRƯƠNG TRIỂN LÃM NHA KHOA | ||
11:00 – 12:00 | Bảo tồn và phục hồi cấu trúc răng: Bài đánh giá về cement ionomer thủy tinh | GS.TS.BS. Hiền Chí Ngô CVHiền Chí NgôQuốc gia: CVGiáo sư Ngô Chí Hiền là một chuyên gia nha khoa xuất sắc với kiến thức chuyên sâu trong thực hành lâm sàng, nghiên cứu và giáo dục. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã tích cực điều trị các trường hợp sâu răng và mòn răng nghiêm trọng, đồng thời tập trung nghiên cứu vào vật liệu nha khoa và khoa học về sâu răng. Công trình của ông tập trung vào kiểm soát lâm sàng bệnh sâu răng ở người cao tuổi và bệnh nhân có các vấn đề y tế phức tạp, cũng như sự tương tác giữa glass-ionomer, môi trường miệng và bạc diamine fluoride. Là một nhà giáo dục, Giáo sư Ngô Hiền đã xuất bản và giảng dạy rộng rãi về vật liệu nha khoa, Nha khoa Can thiệp Tối thiểu và lâm sàng học về sâu răng. Ông đã phục vụ trong ban biên tập của nhiều tạp chí nha khoa và thường xuyên đóng góp tại các hội nghị quốc tế. Vai trò lãnh đạo của ông trải dài qua sáu trường nha khoa trên ba châu lục, nơi ông đã giữ các chức vụ trưởng khoa và giám đốc, bao gồm ở UAE và Tây Úc. Những đóng góp của Giáo sư Ngô Hiền cho lĩnh vực nha khoa đã mang lại cho ông sự công nhận toàn cầu, với nhiều giải thưởng từ Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam và Hội đồng Nha sĩ Quốc tế. Ngoài ra, ông còn là cố vấn kỹ thuật cho nhiều tổ chức nha khoa và đồng phát minh ra nhiều sản phẩm nha khoa, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của chăm sóc răng miệng. Tóm tắtMặc dù có những tiến bộ lớn về vật liệu và kỹ thuật nha khoa, tuổi thọ trung bình của miếng trám phục hồi răng vẫn dao động trong khoảng 10 năm. Vật liệu phục hồi vẫn chưa thể thay thế được cấu trúc răng tự nhiên. Răng có thể chịu được lực nhai cao vì chúng được chế tạo bằng hai vật liệu rất khác nhau, vì vậy có ý kiến cho rằng chúng ta cũng nên lặp lại thiết kế này khi phục hình lại một chiếc răng. Ngày nay, những đổi mới công nghệ đã cung cấp cho các chuyên gia nha khoa những công cụ mới và khoa học đã cung cấp cho chúng ta nhiều cách khả thi để giải quyết các vấn đề trên. Bài giảng này nhằm mục đích xác định các yếu tố quan trọng chi phối thành công lâm sàng, xem xét các giải pháp khả thi và trình bày các cách thực tế trong việc bảo tồn và phục hồi cấu trúc răng. Các chủ đề được đề cập bao gồm: | |
PHÒNG YÊN TRUNG – TẦNG 2, KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH HẠ LONG CENTRE | |||
CHỦ ĐỀ: NHA KHOA TRẺ EM Chủ tịch đoàn: TS. Nguyễn Thị Châu, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh | |||
8:00 – 8:15 | Tác dụng của axit hyaluronic đối với sự tăng sinh, di chuyển của các nguyên bào sợi mô lợi ở người và ứng dụng trong điều trị viêm nha chu | ThS.BS. Hồ Thị Hoà CV Hồ Thị HoàQuốc gia: Viet Nam CVThS.BS. Hồ Thị Hòa tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt tại khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược TP.HCM vào năm 2017. Từ năm 2017 đến năm 2020, cô học và tốt nghiệp Thạc sĩ, Chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM. Từ năm 2021 đến nay, BS. Hòa là giảng viên bộ môn Nha chu, khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược TP.HCM. Tóm tắtHyaluronic acid (HA) sử dụng tại chỗ đã được coi là chất bổ trợ cho bệnh viêm nha chu (PD). | |
8:15 – 8:30 | Đa hình đơn Nucleotide của các gen liên quan tái cấu trúc xương và tiêu xương sống hàm mất răng trên dân số người Việt Nam | ThS.BS. Lữ Lam Thiên CV Lữ Lam ThiênQuốc gia: CVTóm tắt | |
8:30 – 8:45 | Hiệu quả xử lý chụp tủy trực tiếp bằng Calcium silicate | TS.BS. Bùi Huỳnh Anh CV Bùi Huỳnh AnhQuốc gia: CVNăm 2003: tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TPHCM. Tóm tắtMục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của vật liệu sinh học Calcium silicate trong che tủy trực tiếp, liên quan đến sự hình thành mô khoáng hóa được quan sát trên phim CBCT. | |
8:45 – 9:00 | Nội nha tái tạo dựa trên tế bào và tái định cư tế bào: Cập nhật các nghiên cứu cơ bản và thử nghiệm lâm sàng trong nội nha đương đại | TS.BS. Kiều Quốc Thoại CVKiều Quốc ThoạiQuốc gia: CVBác sĩ Kiều Quốc Thoại tốt nghiệp ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2017. Anh nhận học vị Tiến Sĩ và hoàn thành các chương trình đào tạo sau đại học về Nội nha và Sinh lý tuỷ răng tại trường đại học Y Nha Tokyo, Nhật Bản vào năm 2022. Anh hiện đang công tác tại bộ môn Nha khoa trẻ em – Khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Anh tập trung nghiên cứu về Nội nha tái sinh ở răng vĩnh viễn chưa đóng chóp, vai trò của tế bào miễn dịch trong quá trình lành thương mô tuỷ, ứng dụng nha khoa kỹ thuật số trong điều trị phục hồi trong nha khoa trẻ em. Tóm tắtKỹ thuật nội nha tái sinh (REP) là kỹ thuật dựa trên cơ sở sinh học dành cho răng vĩnh viễn chưa trưởng thành được chẩn đoán hoại tử tuỷ. Mục tiêu cuối cùng của REP là tái tạo phức hợp ngà-tuỷ, khôi phục chức năng sinh lý bình thường và kéo dài tuổi thọ của răng. Vào năm 2001, ca lâm sàng đầu tiên về nội nha tái sinh được đã được báo cáo. Từ đó đến nay, nhiều nghiên cứu từ sinh học cơ bản đến thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện, cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc tiến gần hơn đến mục tiêu tái sinh phức hợp ngà-tuỷ hoàn chỉnh. Hiện nay, REP bao gồm Revasculization Endodontics, Cell-homing Regenerative Endondontics và Cell-based Regenerative endondontics. Tuy nhiên, các quy trình REP nay được chấp nhận trên lâm sàng hiện nay chỉ dừng lại ở Revasculization Endodontics, khi mô tái sinh trong lòng ống tuỷ có đặc điểm mô học giống mô nha chu và xương. Các phương pháp Cell-homing và Cell-based Regenerative endondontics đang được nghiên cứu trên mô hình động vật và một số ít thử nghiệm lâm sàng. Trong bài này, chúng ta sẽ cập nhập những kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất liên quan đến Cell-homing và Cell-based Regenerative endondontics và tầm nhìn về việc ứng dụng các phương pháp này vào điều trị lâm sàng trong tương lai. | |
9:30 – 11:00 | KHAI MẠC HỘI NGHỊ TẠI HỘI TRƯỜNG LỚN | ||
11:00 – 12:00 | ICON: Phương pháp điều trị đốm trắng đương đại | GS.TS. Leandro Augusto Hilgert CVLeandro Augusto HilgertQuốc gia: CVTốt nghiệp Cử nhân Khoa học Nha khoa (BDSc) tại Đại học Queensland với bằng Danh dự Hạng Nhất và giải thưởng Carlisle C. Bastian về Nha khoa Phục hồi năm 1982. Ông cũng có bằng Tiến sĩ Nha khoa Phục hồi tại Đại học Liên bang Santa Catarina ở Brazil và Tiến sĩ Khoa học Y Khoa (Cariology) – Trung tâm Y tế Đại học Radboud Nijmegen ở Hà Lan. Ông đang làm Phó Giáo sư chuyên ngành Nha khoa Phục hồi, Khoa Nha khoa, Trường Khoa học Sức khỏe và Điều phối viên Chương trình Sau đại học về Nha khoa (Thạc sĩ và Tiến sĩ), Trường Khoa học Sức khỏe tại Đại học Brasília ở Brazil. Tóm tắtXâm nhập nhựa là một phương pháp vi xâm lấn hiệu quả để ngăn chặn sự tiến triển của các tổn thương sâu răng mặt bên ở giai đoạn chưa hình thành lỗ sâu. Nắm được cơ sở của kỹ thuật này và ứng dụng nó trong những trường hợp được chỉ định rõ ràng có thể tránh được các phục hồi xoang II cũng như tuân thủ các nguyên tắc của Nha khoa can thiệp tối thiểu. Ngoài ra, với các khiếm khuyết về thẩm mỹ do tổn thương đốm trắng, các trường hợp nhiễm fluor từ mức độ nhẹ đến trung bình hay các khiếm khuyết khác trong quá trình phát triển men răng có thể được điều trị bằng cách xâm nhập nhựa vào men răng bị kém khoáng hóa. | |
12:00 – 13:30 | Nghỉ trưa / Lunch time | ||
13:30 – 14:30 | Xương hàm dưới – Kẻ gây rắc rối trong các điều trị chỉnh nha | GS. Chia Tze Kao CVChia Tze KaoQuốc gia: CVBác sĩ Chia Tze Kao đã đảm nhiệm nhiều vị trí danh giá trong lĩnh vực nha khoa và chỉnh nha. Ông từng là Phó Hiệu trưởng Đại học Y Chung Shan từ năm 2017 đến 2020 và là Trưởng Khoa Nha của trường từ năm 2012 đến 2016. Từ năm 2009 đến 2011, ông là Chủ tịch Viện Nha khoa tại cùng trường đại học. Bác sĩ Kao từng là Chủ tịch thứ 10 của Hiệp hội Chỉnh nha Đài Loan từ năm 2007 đến 2008 và Trưởng Ban Chỉnh nha của Bộ Y tế Đài Loan từ năm 2009 đến 2010. Từ năm 2011, ông là Trưởng Hội đồng đánh giá của lĩnh vực Chỉnh nha tại Bộ Khảo thí. Ông đã là Biên tập viên cho Tạp chí Journal of Dental Science từ năm 2008 và sẽ đảm nhận vai trò Tổng Biên tập của Tạp chí Asia Pacific Dental Journal bắt đầu từ năm 2024. Bác sĩ Kao cũng là thành viên của nhiều ủy ban chính phủ Đài Loan và là thành viên của các tổ chức chỉnh nha quốc tế. Tóm tắtHàm dưới hoàn thành quá trình tăng trưởng và phát triển của mình chậm nhất trong số các xương mặt. Vì vậy, khi xảy ra sai khớp cắn xương-răng, xương hàm dưới đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị tổng thể. Tuy nhiên, liệu việc điều trị nắn chỉnh răng sau khi quá trình mọc răng đã hoàn tất có đảm bảo thành công hay không? Về mặt lâm sàng, tái phát thường xảy ra sau điều trị nắn chỉnh răng, và những vấn đề này thường được quan sát thấy ở bộ răng hàm dưới hoặc những thay đổi về kích thước và vị trí của hàm dưới. Điều này cho thấy hàm dưới chính là “kẻ gây rối.” Nguyên nhân khiến hàm dưới phát triển quá mức hoặc kém phát triển bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền hoặc môi trường. Về mặt di truyền, người ta biết rằng không nên can thiệp quá sớm trong quá trình điều trị, do đó việc chẩn đoán phân biệt các bất thường ở hàm dưới là rất quan trọng. Về yếu tố môi trường, bệnh nhân có thể có những bất thường về thần kinh cơ, thói quen răng miệng, hoặc tổn thương khớp thái dương hàm từ nhỏ, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương hàm dưới. Vì vậy, việc dự đoán những bất thường về tăng trưởng xương hàm dưới đòi hỏi phải đánh giá và cân nhắc toàn diện để đảm bảo điều trị hiệu quả. Trong phần báo cáo này, chúng tôi sẽ chia sẻ các trường hợp để minh họa những thay đổi ở hàm dưới và khớp cắn trong quá trình theo dõi lâu dài sau điều trị nắn chỉnh răng và khớp cắn trong các tình huống khác nhau. Hy vọng rằng điều này sẽ giúp mọi người nghĩ ra những phương pháp điều trị tốt nhất trong thực hành lâm sàng. | |
14:30 – 15:00 | Điều trị không phẫu thuật sai khớp cắn loại III do xương | TS.BS. Nguyễn Thị Bích Ngọc CVNguyễn Thị Bích NgọcQuốc gia: CVTiến sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc đã tốt nghiệp tại Đại học Y Hà Nội, Việt Nam vào năm 1998 và sau đó học Bác sĩ Nội trú tại Đại học Y Hà Nội vào năm 2003. Cô lấy bằng Tiến sĩ tại Trường Nha khoa, Đại học Y Hà Nội vào năm 2014. Cô cũng nhận học bổng AusAID Australian Leadership Award Fellowship từ Hoc Mai Australia Vietnam Medical Foundation từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2012. Tóm tắtĐiều trị sai khớp cắn loại III luôn là vấn đề thách thức đối với các nhà lâm sàng đặc biệt khi sai khớp cắn do xương trên bệnh nhân hết tăng trưởng. Điều trị những bệnh nhân này cần phải kết hợp chỉnh nha với phẫu thuật chỉnh hình xương để có kết quả tốt nhất. Tuy nhiên phẫu thuật thường không được bệnh nhân lựa chọn vì tai biến trong và sau phẫu thuật cũng như chi phí điều trị cao. Với sự ra đời của neo chặn tạm thời đã mở rộng phạm vi chỉnh nha không phẫu thuật và đáp ứng nhu cầu bệnh nhân. Bài báo cáo này tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm về điều trị không phẫu thuật bệnh nhân sai lệch khớp cắn loại III hiệu quả nhất. | |
15:00 – 15:30 | Tiệc trà / Tea break | ||
15:30 – 16:00 | Liệu pháp cơ chức năng ở trẻ em | BS. Deepesh Prajapati CVDeepesh PrajapatiQuốc gia: CVBác sĩ Deepesh đã nhận bằng Nha sĩ từ Trường Nha Bharati Vidyapeeth, Pune vào năm 2009, và Thạc sĩ về Răng trẻ em & Nha khoa dự phòng từ trường MCODS danh tiếng của Ấn Độ. Ông có nhiều ấn phẩm trong nước và quốc tế nổi bật, các đóng góp sáng tạo như phương pháp chẩn đoán bệnh nhân thở miệng của Rashmdeep, phương pháp Rashmdeep điều trị áp xe trong răng hỗn hợp, và phương pháp chỉnh sửa band và loop NIMS. Ông cũng đã đóng góp vào ba chương trong cuốn sách giáo khoa Răng trẻ em của Bác sĩ Shobha Tandon. Ông quan tâm đặc biệt đến các thói quen cận chức năng răng miệng ở trẻ em như thở bằng miệng và tư thế lưỡi không đúng, và tập trung vào điều trị sai khớp cắn ở giai đoạn sớm với các thiết bị tối thiểu. Bác sĩ Deepesh coi trọng sự hợp tác với đồng nghiệp trong lĩnh vực y tế để giúp trẻ em giải quyết các vấn đề về giấc ngủ. Ông điều hành ba phòng khám Nha khoa trẻ em dựa trên nghiên cứu đường thở tại Jaipur dưới tên Bệnh viện Nha khoa Breathe Right, và là người đứng đầu dự án xã hội duy trì một danh mục trực tuyến về các nha sĩ Răng trẻ em ở Ấn Độ. Tóm tắtTrong phần trình bày này, tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm và các phác đồ được phát triển hơn một thập kỷ trong thực hành nha trẻ em chuyên biệt, tập trung vào chủ đề quan trọng về nguyên nhân và dự đoán sai khớp cắn ở răng trẻ em. Chúng ta sẽ không chỉ khám phá các nguyên nhân cơ bản của sai khớp cắn, những cân nhắc chính khi sàng lọc bệnh nhân răng trẻ em để dự đoán sự phát triển sai khớp cắn, chúng ta cũng sẽ thấy vai trò quan trọng của kiểu thở, tư thế lưỡi và thói quen nuốt trong sự phát triển của hàm. Hơn nữa, chúng ta sẽ thảo luận về các chiến lược xây dựng một nhóm cộng tác gồm các chuyên gia nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em bằng cách tối ưu hóa khả năng thở, ăn và ngủ một cách hiệu quả. Hãy tham gia cùng tôi trong buổi trao đổi thông tin này để hiểu rõ hơn về việc tăng cường chăm sóc răng miệng cho trẻ em và nâng cao sức khỏe tổng thể ở bệnh nhân trẻ tuổi. | |
16:00 – 16:30 | Khám toàn diện trong thực hành nha khoa | PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh CVNguyễn Thị Kim AnhQuốc gia: CVPGS.TS. BS. Nguyễn Thị Kim Anh tốt nghiệp Bác sĩ và Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh lần lượt vào năm 1990 và năm 1994. Bà tu nghiệp tại Đại học Y và Nha khoa Tokyo từ năm 1996 đến 1997. Năm 2007, bà tốt nghiệp Tiến sĩ y học, chuyên ngành Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Dược TP. HCM và nhận học hàm Phó giáo sư vào năm 2013. Từ năm 1996- 2003, bà là giảng viên ở bộ môn Nha khoa cơ sở – Khoa Răng Hàm Mặt- Đại học Y Dược TP. HCM. Bà đảm nhận chức vụ Chủ tịch hội đồng khoa học – Khoa Răng Hàm Mặt- Đại học Y Dược TP. HCM từ năm 2019 đến tháng 05/2023. Từ tháng 06/2023 đến tháng 05/2024, bà là Phó Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Văn Lang. Tóm tắt“Nha khoa toàn diện” là một quan điểm trong đó người bác sĩ thực hành khám chữa bệnh theo hướng lấy bệnh nhân làm trung tâm, quan điểm này giúp bệnh nhân được tham gia vào tiến trình điều trị và đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân,. | |
16:30 – 17:00 | Tác động ngắn hạn của men vi sinh Lactobacillus Reuteri đến nguy cơ sâu răng ở bệnh nhân chỉnh hình răng mặt mang mắc cài cố định | PGS.TS. Ngô Thị Quỳnh Lan CVNgô Thị Quỳnh LanQuốc gia: CVPGS.TS Ngô Thị Quỳnh Lan, là giảng viên cao cấp và thành viên hội đồng trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây, cô từng giữ chức vụ trưởng khoa Răng hàm mặt và trưởng bộ môn Nha cơ sở tại trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Cô cũng là thành viên của Ủy ban điều phối nguồn nhân lực RHM trong khối ASEAN (AJCCD). Các lĩnh vực nghiên cứu của cô gồm Nha khoa hình thái và phát triển; Vật liệu nha khoa, Sinh học miệng; Sức khỏe răng miệng liên quan chất lượng cuộc sống. Tóm tắtLactobacillus reuteri là một men vi sinh có nhiều tác động có lợi với sức khoẻ người, trong đó một số nghiên cứu chứng minh nó có thể làm giảm lượng vi khuẩn gây sâu răng ở bệnh nhân chỉnh hình răng mặt (CHRM) cố định nhưng vẫn còn tranh cãi về tính hiệu quả. Nghiên cứu này đánh giá sự ảnh hưởng của men vi sinh Lactobacillus reuteri DSM 17938 và ATCC PTA 5289 đến nguy cơ sâu răng ở bệnh nhân CHRM mang mắc cài cố định. | |
17:00 – 17:30 | Răng sữa mất nhiều tổ chức: bảo tồn hay nhổ bỏ? | TS.BS. Trần Thị Mỹ Hạnh CVTrần Thị Mỹ HạnhQuốc gia: CVBác sỹ Trần Thị Mỹ Hạnh tốt nghiệp bác sỹ Răng Hàm Mặt năm 2000, thạc sỹ năm 2006, Tiến sỹ năm 2013 tại Đại học Y Hà Nội. Cô đã tham gia nhiều khoá đào tạo chuyên sâu về nha khoa vi xâm lấn, nha khoa thẩm mỹ, chỉnh nha… Hiện nay cô là thành viên của Hiệp hội Nha khoa trẻ em quốc tế IAPD, giữ chức vụ phó trưởng bộ môn Răng Trẻ em, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt. Bác sỹ Mỹ Hạnh là tác giả của hơn 50 bài báo về chuyên ngành Răng Hàm Mặt, chủ biên giáo trình “Sổ tay lâm sàng Răng trẻ em” và tham gia viết giáo trình Răng trẻ em dùng cho sinh viên và Giáo trình Răng trẻ em cho sau đại học. Tóm tắtRăng sữa tuy chỉ tồn tại trong miệng một thời gian nhưng giữ nhiều chức năng quan trọng: ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ, giữ chỗ cho răng vĩnh viễn và kích thích xương hàm phát triển. Với các răng sữa tổn thương mất nhiều tổ chức, để đảm bảo cho răng tồn tại tới khi thay và thực hiện tốt các chức năng, cần làm chụp tiền chế để phục hồi thân răng. Nhưng với các răng sữa mất nhiều tổ chức cứng, không có khả năng phục hồi thân răng bằng chụp tiền chế, các bác sỹ cần trả lời câu hỏi: điều trị bảo tồn hay nhổ bỏ? Tất cả sẽ được bác sỹ với 20 năm kinh nghiệp trong thực hành và giảng dạy Nha khoa trẻ em với hàng ngàn bệnh nhân trẻ em mỗi năm, chia sẻ trong bài báo cáo này. | |
PHÒNG THANH LÂN – TẦNG 1, KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH HẠ LONG CENTRE | |||
CHỦ ĐỀ: NHA KHOA PHỤC HỒI VÀ NỘI NHA | |||
Chủ tịch đoàn: PGS.TS. Trịnh Thị Thái Hà | |||
8:00 – 8:15 | Tối ưu hóa quy trình mRNA-seq của ung thư biểu mô tế bào vảy khoang miệng và xác định đặc điểm của OSCC bằng machine learning | TS.BS. Huỳnh Công Nhật Nam CVHuỳnh Công Nhật NamQuốc gia: CVTiến sĩ, Bác sĩ Huỳnh Công Nhật Nam tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt của Đại học Y Dược TP.HCM năm 2010. Vào năm 2016, anh nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Chulalongkorn (Thái Lan). Từ năm 2018 đến năm 2021, anh học chương trình nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Tokyo (Nhật Bản). Hiện tại, anh là nghiên cứu viên- giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM. Tóm tắtTỷ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào vảy khoang miệng (OSCC) đang có xu hướng tăng. Để tăng cường phát hiện sớm và cải thiện đánh giá tiên lượng, nghiên cứu khai thác sức mạnh của máy học (ML) để phân tích và giải thích các mẫu phức tạp trong dữ liệu giải trình tự mRNA và các đặc điểm mô bệnh học và lâm sàng. | |
8:15 – 8:30 | Phục hồi chức năng bằng phục hình trên implant sau xạ trị ở bệnh nhân ung thư cắt bỏ lưỡi: báo cáo ca lâm sàng | TS.BS. Đoàn Minh Trí CVĐoàn Minh TríQuốc gia: CV-Tốt nghiệp Bác sĩ Răng hàm mặt Khoa Răng Hàm Mặt Đại học Y Dược TPHCM Tóm tắtSau xạ trị để tiêu diệt ung thư vấn đề lớn nhất xảy ra mỗi bệnh nhân gồm nuốt, há miệng hạn chế, khô miệng và các vấn đề thẩm mỹ. Phẩu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ lưỡi do ung thư vùng miệng đã làm cho bệnh nhân chịu đựng bệnh nghiêm trọng và cần sự trợ giúp của bác sĩ răng hàm mặt nhằm 2 mục đích chính, thứ nhất tái tạo chức năng nhai, nuốt và nói, thứ hai là yếu tố tâm lý và sự hoà nhập xã hội. Bài báo cáo trình bày tổng quan về implant và phục hình cho bệnh nhân xạ trị liều cao và case lâm sàng thực tế trong đó bệnh nhân trẻ trãi qua phẩu thuật cắt lưỡi được thực hiện chỉnh nha, đặt implant và phục hình cố định nhằm phục hồi chức năng vùng miệng (ăn nhai, nói), tái hoà nhập hoạt động hàng ngày cộng đồng với sự tự tin và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. | |
8:30 – 8:45 | Hỗ trợ điều trị nha chu – bằng chứng hiện tại và hướng đi trong tương lai | TS.BS. Nguyễn Ngọc Yến Thư CVNguyễn Ngọc Yến ThưQuốc gia: CVGiảng viên bộ môn Nha Chu, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. HCM Tóm tắtTheo Hướng dẫn Thực hành Lâm sàng Cấp độ S3 (CPG) để điều trị viêm nha chu Giai đoạn I–III, bước điều trị thứ hai (liệu pháp giải quyết nguyên nhân) nhằm mục đích kiểm soát (giảm/loại bỏ) màng sinh học và cao răng dưới nướu (xử lý mặt chân răng). Thêm vào đó, bước điều trị này có thể bao gồm các can thiệp sau: | |
8:45 – 9:00 | Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ Vitamin D huyết thanh và bệnh viêm nha chu ở người trưởng thành Việt Nam | TS.BS. Nguyễn Ngọc Yến Thư CVNguyễn Ngọc Yến ThưQuốc gia: CVGiảng viên bộ môn Nha Chu, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. HCM Tóm tắtTheo Hướng dẫn Thực hành Lâm sàng Cấp độ S3 (CPG) để điều trị viêm nha chu Giai đoạn I–III, bước điều trị thứ hai (liệu pháp giải quyết nguyên nhân) nhằm mục đích kiểm soát (giảm/loại bỏ) màng sinh học và cao răng dưới nướu (xử lý mặt chân răng). Thêm vào đó, bước điều trị này có thể bao gồm các can thiệp sau: | |
9:00 – 11:00 | KHAI MẠC HỘI NGHỊ TẠI HỘI TRƯỜNG LỚN | ||
11:00 – 12:00 | Liên quan giữa đường thở và khớp thái dương hàm | BS. Vikas Aggarwal CVVikas AggarwalQuốc gia: CVTiến sĩ Vikas Aggarwal, cựu sinh viên Trường Cao đẳng Nha khoa Chính phủ, Patiala, có hơn 25 năm kinh nghiệm hành nghề tư nhân. Sự cống hiến của anh ấy đã mang lại cho anh ấy học bổng từ FPFA, FICD, FWCOI và FBADI. Tiến sĩ Aggarwal là người đầu tiên ở Châu Á đạt được chứng nhận DTR (điều trị TMJ với Giảm thời gian cách ly). Ông điều hành TMJA Harmony và CLINIC VIVA, chuyên về rối loạn TMJ, đồng thời giữ chức vụ Người lãnh đạo ý kiến chính cho Tekscan và Bioresearch Inc. Hoa Kỳ. Là một diễn giả nổi tiếng, ông đào tạo các nha sĩ về TMD/tắc khớp trên phạm vi quốc tế và là Cố vấn Châu Á cho Trường Cao đẳng Cấy ghép Răng miệng & Tái tạo Mô Châu Á. Ông cũng là Điều phối viên Quốc gia của Học viện Toàn cầu TMJA Harmony. Tóm tắtChứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, tật nghiến răng và rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) thường gặp ở phòng khám nha khoa trong thực hành thường quy. Chất lượng giấc ngủ kém, đau và khó chịu ở hàm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, với sự hiểu biết đúng đắn về mối tương quan và chẩn đoán phân biệt các bệnh nghiến răng, OSA, TMD, thứ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các khí cụ nha khoa có thể được sử dụng rất hiệu quả trong việc kiểm soát các vấn đề này. | |
12:00 – 13:30 | Nghỉ trưa | ||
Chủ tịch đoàn: PGS.TS. Hoàng Việt Hải | |||
13:30 – 14:00 | Liên quan giữa đường thở và khớp thái dương hàm | BS. Vikas Aggarwal CVVikas AggarwalQuốc gia: CVTiến sĩ Vikas Aggarwal, cựu sinh viên Trường Cao đẳng Nha khoa Chính phủ, Patiala, có hơn 25 năm kinh nghiệm hành nghề tư nhân. Sự cống hiến của anh ấy đã mang lại cho anh ấy học bổng từ FPFA, FICD, FWCOI và FBADI. Tiến sĩ Aggarwal là người đầu tiên ở Châu Á đạt được chứng nhận DTR (điều trị TMJ với Giảm thời gian cách ly). Ông điều hành TMJA Harmony và CLINIC VIVA, chuyên về rối loạn TMJ, đồng thời giữ chức vụ Người lãnh đạo ý kiến chính cho Tekscan và Bioresearch Inc. Hoa Kỳ. Là một diễn giả nổi tiếng, ông đào tạo các nha sĩ về TMD/tắc khớp trên phạm vi quốc tế và là Cố vấn Châu Á cho Trường Cao đẳng Cấy ghép Răng miệng & Tái tạo Mô Châu Á. Ông cũng là Điều phối viên Quốc gia của Học viện Toàn cầu TMJA Harmony. Tóm tắtChứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, tật nghiến răng và rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) thường gặp ở phòng khám nha khoa trong thực hành thường quy. Chất lượng giấc ngủ kém, đau và khó chịu ở hàm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, với sự hiểu biết đúng đắn về mối tương quan và chẩn đoán phân biệt các bệnh nghiến răng, OSA, TMD, thứ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các khí cụ nha khoa có thể được sử dụng rất hiệu quả trong việc kiểm soát các vấn đề này. | |
14:00 – 15:00 | Phục hình thẩm mỹ với nhựa Supra-Nano và keo dán dính không cần quang trùng hợp | GS. Junji Tagami CVJunji TagamiQuốc gia: CVGiáo sư Junji Tagami tốt nghiệp Đại học Y và Nha khoa Tokyo (TMDU) và đạt bằng Cử Nhân Nha Koa năm 1980 sau đó là bằng Tiến sĩ năm 1984. Ông được bổ nhiệm làm Giáo sư và Trưởng Khoa Bệnh Lý Sâu Răng và Phẫu Thuật Nha Khoa, Trường Cao học tại TMDU năm 1995. Ông là Giáo sư danh dự tại TMDU và Giáo sư thỉnh giảng tại Khoa Răng, Đại học Chulalongkorn. Ông tiếp tục các hoạt động lâm sàng, học thuật và giáo dục với tư cách là giám đốc phòng khám Aoyama Quartz Dental. Tóm tắtPhục hồi bằng nhựa composite trực tiếp đang trở thành một trong những lựa chọn tốt nhất vì đáp ứng được nhu cầu của các phục hồi thẩm mỹ khác nhau, từ phục hồi xoang trám nhỏ truyền thống đến endo-crown. Ngay cả việc phục hồi cầu răng trực tiếp cũng được báo cáo là có hiệu quả lâm sàng xuất sắc. Phục hồi thẩm mỹ trực tiếp đạt được nhờ công nghệ dán dính tuyệt vời và sự phối hợp màu sắc của nhựa composite. Hiệu suất dán dính của nhựa dán dính gần đây đã được cải thiện đáng kể ngay cả với quy trình dán dính được đơn giản hóa. Vật liệu dán dính một bước không cần quang trùng hợp có thể mang lại cho chúng ta sự dán dính đáng tin cậy. | |
15:00 – 15:30 | Tiệc trà | ||
15:30 – 16:30 | Phục hình thẩm mỹ với nhựa Supra-Nano và keo dán dính không cần quang trùng hợp | GS. Junji Tagami CVJunji TagamiQuốc gia: CVGiáo sư Junji Tagami tốt nghiệp Đại học Y và Nha khoa Tokyo (TMDU) và đạt bằng Cử Nhân Nha Koa năm 1980 sau đó là bằng Tiến sĩ năm 1984. Ông được bổ nhiệm làm Giáo sư và Trưởng Khoa Bệnh Lý Sâu Răng và Phẫu Thuật Nha Khoa, Trường Cao học tại TMDU năm 1995. Ông là Giáo sư danh dự tại TMDU và Giáo sư thỉnh giảng tại Khoa Răng, Đại học Chulalongkorn. Ông tiếp tục các hoạt động lâm sàng, học thuật và giáo dục với tư cách là giám đốc phòng khám Aoyama Quartz Dental. Tóm tắtPhục hồi bằng nhựa composite trực tiếp đang trở thành một trong những lựa chọn tốt nhất vì đáp ứng được nhu cầu của các phục hồi thẩm mỹ khác nhau, từ phục hồi xoang trám nhỏ truyền thống đến endo-crown. Ngay cả việc phục hồi cầu răng trực tiếp cũng được báo cáo là có hiệu quả lâm sàng xuất sắc. Phục hồi thẩm mỹ trực tiếp đạt được nhờ công nghệ dán dính tuyệt vời và sự phối hợp màu sắc của nhựa composite. Hiệu suất dán dính của nhựa dán dính gần đây đã được cải thiện đáng kể ngay cả với quy trình dán dính được đơn giản hóa. Vật liệu dán dính một bước không cần quang trùng hợp có thể mang lại cho chúng ta sự dán dính đáng tin cậy. | |
16:30 – 17:00 | Các khía cạnh khoa học của tẩy trắng răng tại phòng khám | GS.TS. Otsuki CV báo cáo viên đang cập nhật. | |
17:00 – 17:30 | Ứng dụng linh hoạt quy trình số từ implant đơn lẻ tới toàn hàm | TS.BS. Phạm Thanh Hải CVPhạm Thanh HảiQuốc gia: Viet Nam CVBác sĩ Hải tốt nghiệp ngành học bác sĩ đa khoa năm 2008 tại Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng, ngay sau đó tốt nghiệp bác sĩ RHM năm 2010 tại Trường Đại Học Y Hà Nội. Sau đó bác sĩ Hải nhận học vị Tiến sĩ chuyên ngành Răng Hàm Mặt năm 2016 tại Trường Đại Học Okayama Nhật Bản, anh cũng đã hoàn thành chương trình Postdoc 2019 tại Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ. Tóm tắtQuy trình kỹ thuật số ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong thực hành nha khoa hiện đại. Điều này giúp việc chẩn đoán và điều trị các vấn đề trong nha khoa, đặc biệt là trong cấy ghép Implant, đã trở nên đơn giản và chính xác hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải mọi ca lâm sàng đều có thể áp dụng quy trình số hóa toàn diện bởi những lí do khác nhau như: há miệng hạn chế, nhạy cảm với dị vật trong miệng, các tình huống lâm sàng nằm ngoài dự đoán, hay sự hạn chế về trang thiết bị và nhân lực chuyên môn đặc biệt trong việc đầu tư đồng bộ hóa thiết bị cho các hãng Implant khác nhau. Bài báo cáo này sẽ giới thiệu những ứng dụng linh hoạt giúp tối giản quy trình số hóa trong các tình huống lâm sàng từ Implant đơn lẻ tới toàn hàm. | |
CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ HỢP TÁC NHA KHOA TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG (IDCMR) LẦN THỨ 18 | |||
PHÒNG YÊN ĐỨC – TẦNG 2, KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH HẠ LONG CENTRE | |||
Chủ tịch đoàn: … | |||
8:00 – 8:15 | Bệnh sâu răng ở trẻ em Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua | GS. TS. Trịnh Đình Hải CVTrịnh Đình HảiQuốc gia: CVGS.TS.Trịnh Đình Hải tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1983, nhận bằng thạc sĩ năm 1996 và nhận bằng tiến sĩ năm 2001. Ông đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng từ năm 1995 đến năm 2022, như phó giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội (NHOS) (1995 – 2006); giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội (2006 – 2019); phó hiệu trưởng trường Đại học Răng Hàm Mặt (2003 – 2009); phó viện trưởng Viện đào tạo răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội (2009 – 2019); trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Quốc gia Hà Nội (2016 – 2022), đồng thời là nguyên Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam. Tóm tắtTrong hơn hai thập kỷ qua cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội ở Việt Nam, có rất nhiều yếu tố liên quan đến sâu răng ở trẻ em. Các yếu tố tích cực bao gồm các hoạt động truyền thông phòng ngừa răng miệng, chương trình nha học đường, dịch vụ nha khoa, sản phẩm có chứa fluoride…. Các yếu tố nguy cơ gây sâu răng bao gồm tăng tiêu thụ đường, giảm nồng độ fluỏide trong nước uống…. Vì vậy, việc nghiên cứu bệnh sâu răng ở trẻ em Việt Nam trong những thập kỷ qua có ý nghĩa rất quan trọng nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho chương trình phòng ngừa sâu răng trên cả nước. | |
8:20 – 8:35 | Ứng dụng các vạt tự do trong điều trị khuyết hổng sau phẫu thuật cắt ung thư đầu cổ | TS. Nguyễn Hồng Nhung CVNguyễn Hồng NhungQuốc gia: CVTS.BS. Nguyễn Hồng Nhung tốt nghiệp đại học năm 2010 tại Học viện y khoa Moscow. Cô tốt nghiệp Chuyên khoa định hướng Phẫu thuật Tạo hình năm 2011 tại Đại học Y Hà Nội và tốt nghiệp khóa học Vi phẫu thuật nâng cao tại bệnh viện Kuala Lumpur năm 2015. BS. Nhung bảo vệ luận án tiến sĩ y khoa tháng 6 năm 2022 tại viện Nghiên cứu Y Dược Lâm sàng 108. Cô là chuyên gia thực hiện các nghiên cứu trong lĩnh vực phẫu thuật hàm mặt, phẫu thuật tạo hình và vi phẫu. Cô hiện đang công tác tại Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội. Tóm tắtTheo Hiệp hội phòng chống ung thư thế giới, ung thư khoang miệng đứng thứ 6 trong các ung thư phổ biến hay gặp. Tại Mỹ mỗi năm có hơn 30000 ca bệnh mới, trong đó có khoảng 7000 người tử vong vì ung thư khoang miệng. Năm 2018, trên toàn thế giới có hơn 117000 người tử vong vì ung thư khoang miệng. Tỷ lệ sống sót của ung thư khoang miệng hầu như không thay đổi trong suốt 30 năm qua, cho dù y học vẫn ngày một phát triển, cho thấy sự nguy hiểm của bệnh này. Các triệu chứng ung thư đầu cổ thường không đặc hiệu, bệnh nhân đến khám và điều trị khi ở những giai đoạn muộn. Vì vậy cần có kế hoạch phẫu thuật tốt để điều trị triệt để các bệnh lý , đồng thời không gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sau phẫu thuật cắt u thường để lại những khuyết hổng lớn mà các phương pháp tạo hình kinh điển không khắc phục được. Chúng tôi đã triển khai sử dụng các vạt tự do có nối mạch vi phẫu tạo hình các khuyết hổng lớn vùng hàm mặt. Các vạt được sử dụng nhiều nhất là vạt xương mác, vạt đùi trước ngoài và vạt cánh tay ngoài đã được sử dụng linh hoạt trong tạo hình vùng hàm mặt. Kết quả điều trị bệnh nhân được triệt để và nâng cao chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân. | |
8:40 – 8:55 | Cơ chế khả thi cho sự chống chịu của tế bào cảm giác ngoại vi trong bệnh sinh bệnh xơ cứng cột bên | ThS. Nguyễn Thu Trà CVNguyễn Thu TràQuốc gia: Việt Nam CVBác sĩ Nguyễn Thu Trà tốt nghiệp Bác sĩ Nha khoa tại Đại học Y Hà Nội vào năm 2011 và nhận bằng Thạc sĩ về Khớp cắn và Đau miệng mặt từ Đại học Chulalongkorn vào năm 2018. Hiện tại, bác sĩ là nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Nagoya, nghiên cứu về khả năng tái sinh và chống chịu của các tế bào thần kinh cảm giác ngoại biên. Bác sĩ Trà cũng là giảng viên tại Bộ môn Phục hình răng, Viện đào tạo Răng hàm mặt, trường Đại học Y Hà Nội. Các công trình nghiên cứu tập trung vào vấn đề rối loạn khớp thái dương hàm, đau miệng mặt, nha khoa kỹ thuật số và dịch tễ học. Tóm tắtXơ cứng cột bên (ALS) được đặc trưng bởi sự mất chọn lọc các tế bào thần kinhvận động, trong đó sự mất chức năng proteasome được cho là nguyên nhân. Tuy nhiên, bằng chứng đã chỉ ra rằng các loại tế bào khác như tế bào thần kinh cảm giác trong đó có tế bào cảm gaisc hạch sinh ba cũng bị tổn thương. Ở đây, chúng tôi sử dụng chuột mẫu ALS và chuột knockout proteasome để chỉ ra cách các tế bào thần kinh cảm giác trong cụm thần kinh cột sống sau đáp ứng với tổn thương bệnh lý. Chúng tôi phát hiện rằng các tế bào thần kinh cảm giác của chuột ALS sống sót vào giai đoạn cuối của bệnh. Những tế bào thần kinh cảm giác này biểu hiện của ATF3, một dấu hiệu đặc trưng của tế bào bị tổn thương, cùng với sự tiến triển của bệnh, cho thấy rằng chúng cũng bị ảnh hưởng trong bệnh ALS nhưng có khả năng chống chịu. Các tế bào thần kinh cảm giác bị tổn thương cả trong chuột ALS và chuột knockout proteasome nhưng đều sống sót mà không có dấu hiệu thoái hóa. Các tế bào thần kinh cảm giác bị tổn thương tăng cường vận chuyển ty thể để cung cấp đủ năng lượng cho các sợi trục ngay cả khi thiếu proteasome, trong khi tế bào vận động không thực hiện được điều này. | |
9:00 – 9:15 | Các thiết kế dựa trên nhóm gia đình và bệnh chứng cho thấy mối liên quan giữa TFAP2A với sứt môi không có hội chứng ở người Việt Nam | TS.BS. Nguyễn Minh Đức CVNguyễn Minh ĐứcQuốc gia: Việt Nam CVBác sĩ Nguyễn Minh Đức tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội vào năm 2018. Sau đó, bác sĩ Đức đã lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Aichi Gakuin ở Nhật Bản, nghiên cứu về điều trị toàn diện cho bệnh nhân khe hở môi vòm miệng. Bác sĩ Đức đã công bố nhiều bài báo trên các tạp chí uy tín về di truyền học, liệu pháp ngôn ngữ và trị liệu ngôn ngữ. Tóm tắtMục tiêu: Hàng chục gen gây bệnh cùng với cơ chế gây bệnh trong khe hở môi không hội chứng, có kèm hoặc không kèm theo khe hở hàm ếch (KHM/VM), đã được báo cáo qua các nghiên cứu liên kết và nghiên cứu tương quan toàn bộ nhiễm sắc thể (GWAS). Tuy nhiên, các kết quả không phải lúc nào cũng được tái lập ở các dân số hoặc phương pháp nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu này sử dụng thiết kế nghiên cứu bệnh- chứng đồng thời với thiết kế dựa trên gia đình để điều tra nguyên nhân của KHM/VM và hai phân nhóm của nó: khe hở môi không hội chứng (KHM) và khe hở môi kèm khe hở vòm miệng không hội chứng (KHMVM) trong dân số Việt Nam. Phương pháp: 217 mẫu gia đình ba người có con mắc KHM/VM (một trẻ mắc và hai cha mẹ kiểu hình bình thường), bao gồm 105 KHM và 112 KHMVM được lựa chọn cho thiết kế dựa trên gia đình; và 273 đối chứng khỏe mạnh được chọn, không có tiền sử khe hở môi vòm miệng trong gia đình, cũng đã được tuyển chọn cho thiết kế bệnh- chứng. Ba đa hình nucleotide đơn (SNP) bao gồm TFAP2A (rs1675414 và rs303048) và 8q24 (rs987525) được đọc bằng phương pháp TaqMan SNP. | |
9:20 – 9:30 | Ảnh hưởng của các phương pháp quét dấu bề mặt: phương pháp phân vùng quét và tích hợp hình ảnh | TS.BS. Mai Hải Yến CVMai Hải YếnQuốc gia: CVTiến sĩ, Bác sĩ Mai Hải Yến có bằng DDS – Diplôme d’Etat de docteur en chirurgie dentaire- Bác sĩ Nha khoa của Đại học Nantes, Cộng hòa Pháp vào năm 2013. Sau đó, cô học chứng chỉ định hướng Răng hàm mặt tại Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội từ năm 2014 đến năm 2015. Từ năm 2016, cô là bác sĩ tại Trung Tâm Khám Chữa Bệnh Công Nghệ Cao Răng Hàm Mặt và là trợ giảng bộ môn Phục Hình Răng thuộc Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ Mai Hải Yến cũng đã nhận bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ về Nha khoa, chuyên về Nha Khoa Bảo Tồn & Phục Hình Răng, tại Đại học Quốc gia Kyungpook, Hàn Quốc từ năm 2019 đến 2022. Mối quan tâm nghiên cứu: Tóm tắtCông nghệ quét bề mặt trong miệng để ghi dấu ngày càng được ứng dụng nhiều trong thực hành lâm nha khoa sàng hàng ngày. Cấu trúc giải phẫu được ghi dấu với phương pháp số hóa trực tiếp các chi tiết giải phẫu trong miệng giúp giảm bớt từ các bước lâm sàng đến các khâu phải thực hiện trong labo nha khoa trước đây, chẳng hạn như chọn khay lấy dấu, chuẩn bị vật liệu lấy dấu và đổ mẫu thạch cao. Hơn nữa, lấy dấu hàm với công nghệ số có thể làm tăng cảm giác tiện nghi cho bệnh nhân bằng cách loại bỏ các phản ứng dị ứng khi vật liệu lấy dấu hay thậm chí khay lấy dấu có khả năng tiếp xúc với các mô trong miệng bệnh nhân gây khó chịu. Tuy nhiên, độ chính xác của công nghệ quét dấu bề mặt là điều kiện tiên quyết khi muốn áp dụng quy trình kỹ thuật số hoàn chỉnh để điều trị phục hồi răng. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chiến lược quét và cách di chuyển của đầu máy quét trong khi thực hiện thao tác có ảnh hưởng đến chất lượng và độ tin cậy của hình ảnh được quét. | |
9:30 – 11:00 | KHAI MẠC TẠI HỘI TRƯỜNG LỚN | ||
11:00 – 11:15 | Đặc điểm mô cứng và mô mềm trên X quang ba chiều ở bệnh nhân sai khớp cắn loại III xương được điều trị bằng phẫu thuật chỉnh hàm lần thứ nhất | ThS.BS. Nguyễn Trường Minh CVNguyễn Trường MinhQuốc gia: Việt Nam CVBác sĩ Nguyễn Trường Minh tốt nghiệp bác sĩ RHM Đại học Y Hà Nội năm 2010. Tốt nghiệp thủ khoa thạc sỹ RHM chuyên ngành phẫu thuật hàm mặt đại học Mahidol, Thái Lan năm 2015. Fellowship sọ mặt tại Bệnh viện Chang Gung, Đài Loan. Fellowship của AOCMF (Thụy Sỹ). Tóm tắt | |
11:20 – 11:35 | Phương pháp kỹ thuật số trong thiết kế và chế tạo máng bịt phẫu thuật dựa trên hình ảnh CT và máy quét trong miệng của bệnh nhân | ThS.BS. Tạ Anh Tuấn CVTạ Anh TuấnQuốc gia: Việt Nam CVBác sĩ Tạ Anh Tuấn tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt tại Trường Đại học Y Hà Nội năm 2008. Anh nhận bằng thạc sĩ Răng Hàm Mặt vào năm 2012. Từ đó đến nay, BS. Tuấn là giảng viên bộ môn Nha khoa Cấy ghép và bộ môn Phẫu thuật Miệng- Hàm Mặt – Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, anh còn là phẫu thuật viên tại Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tóm tắtBáo cáo mô tả việc chế tạo kỹ thuật số hàm bịt phẫu thuật (SO) bằng cách sử dụng dữ liệu chụp cắt lớp vi tính (CT) tại khu vực khối u của bệnh nhân. Quy trình này có một số điểm khác biệt so với quy trình thông thường (lấy dấu và đổ mẫu trước khi phẫu thuật để chế tạo SO). Cách tiếp cận mới mẻ này cho phép cắt ảo dựa trên hình ảnh CT cũng như hình ảnh thu được từ máy quét trong miệng của bệnh nhân; sau đó, SO được thiết kế kỹ thuật số trên phần mềm và chế tạo bằng in 3D. SO được được điều chỉnh lại bằng cách thêm nhựa tự cứng hoặc đệm nhựa mềm tại thời điểm phẫu thuật để hoàn thành việc phục hồi khuyết hổng trong phẫu thuật cắt bỏ hàm trên. | |
11:40 – 12:00 | Lo lắng, sợ hãi nha khoa ở trẻ 4-6 tuổi và các yếu tố liên quan | ThS. BS. Nguyễn Hà Thu CV báo cáo viên đang cập nhật. | |
12:00 – 12:30 | Nghỉ trưa | ||
13:30 – 13:45 | Sử dụng lớp phủ γ-PGA trên TiO2 oxy hóa vi hồ quang để kiểm soát giải phóng thuốc | BSNT. Nguyễn An Nghĩa CVNguyễn An NghĩaQuốc gia: Việt Nam CVBác sĩ Nguyễn An Nghĩa tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt tại Trường Đại học Y Hà Nội vào năm 2007. Năm 2011, anh nhận bằng bác sĩ nội trú và thạc sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội. Từ tháng 9 năm 2017, anh là nghiên cứu sinh tiến sĩ kiêm trợ lý nghiên cứu tại Khoa Kỹ thuật Y sinh, Đại học Quốc gia Chengkung, Đài Loan. Từ năm 2011 đến nay, BS. Nghĩa là phẫu thuật viên tại Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; Khoa Chấn thương Hàm Mặt tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. Ngoài ra, anh là giảng viên Bộ môn Nha khoa Cấy ghép, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội. Tóm tắtTrọng tâm chính trong nghiên cứu này là hướng tới sự tiến bộ của phức hợp sứ phủ polymer, nhằm mục đích phân phối thuốc kháng sinh một cách hiệu quả. Để đạt được điều này, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp gọi là quá trình oxy hóa hồ quang vi mô (MAO), cho phép tạo ra cấu trúc xốp bao gồm canxi axetat hydrat (Ca(CH3COO)2·H2O) và natri photphat monohydrat đơn chất (NaH2PO4·H2O) . Mục đích của cấu trúc này là tăng cường khả năng tương thích sinh học của titan, một vật liệu thường được sử dụng trong nhiều thiết bị cấy ghép chỉnh hình. Kỹ thuật phun sơn được sử dụng để tải dung dịch thuốc lên bề mặt xốp. Sau đó, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phủ kéo sợi từng lớp để áp axit gamma polyglutamic (γ-PGA), một loại polyme phân hủy sinh học ưa nước xuất hiện tự nhiên được công nhận rộng rãi. | |
13:50 – 14:05 | Mối liên hệ kiểu hình trong bệnh lý ở người Việt Nam với sinh xương bất toàn | TS. Nguyễn Thu Hương CVNguyễn Thị Thu HươngQuốc gia: Việt Nam CVBác sĩ Nguyễn Thị Thu Hương học bác sĩ Răng hàm mặt tại Đại học Y Hà Nội, tốt nghiệp năm 2005 và lấy bằng Bác sĩ nội trú tại đại học Y Hà Nội 2010. Hoàn thành chương trình tiến sĩ tại đại học Y Hà Nội năm 2024 với đề tài “Đặc điểm bất thường răng hàm mặt và kiểu gen ở bệnh nhân tạo xương bất toàn”. Bác sĩ Hương còn là giảng viên bộ môn Phục hình răng tại Khoa Nha khoa, Đại học Y Hà Nội. Các báo cáo của cô tập trung vào đặc điểm răng hàm mặt và kiểu gen trên bệnh nhân tạo xương bất toàn. Tóm tắtNghiên cứu này phân tích về đặc điểm răng hàm mặt của 98 trẻ em mắc bệnh Tạo xương bất toàn (OI). Sinh ngà bất toàn (DI) chiếm tỷ lệ 45,9% trong số bệnh nhân OI, nặng hơn ở răng sữa, đặc biệt là răng cửa dưới. Tỷ lệ cao của sai khớp cắn loại III, cắn hở và cắn chéo phổ biến. Răng trâu xảy ra ở 41,4% trường hợp OI, cao hơn so với nhóm chứng. Việc mọc răng diễn ra bình thường, không có sự gia tăng về sâu răng hoặc viêm lợi. Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ hai bị mọc kẹt được phát hiện ở 30,8%, và thiếu răng chiếm 5,9%. Các đặc điểm khuôn mặt bao gồm mặt tam giác (12%) và xương trán nhô cao (10%). Phân tích gen của 31 bệnh nhân OI cho thấy các biến thể chủ yếu nằm trên gen COL1A1 và COL1A2 (86,5%), với tỷ lệ cao hơn đối với các biến thể COL1A1. Các biến thể chất lượng ảnh hưởng đến cấu trúc collagen liên quan đến OI và DI nghiêm trọng hơn, trong khi các biến thể số lượng giảm collagen ít nghiêm trọng hơn. Thay thế glycine liên quan chặt chẽ đến DI, và các biến thể chất lượng có tỷ lệ sai khớp cắn loại III cao hơn. Tỷ lệ răng trâu tương tự nhau giữa các biến thể COL1A1 và COL1A2. Các kết quả này làm nổi bật cơ sở di truyền và các biểu hiện lâm sàng đa dạng của OI, nhấn mạnh tác động của các biến đổi gen collagen cụ thể đối với các đặc điểm răng hàm mặt và xương khung. Nguyễn Minh ĐứcQuốc gia: Việt Nam CVBác sĩ Nguyễn Minh Đức tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội vào năm 2018. Sau đó, bác sĩ Đức đã lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Aichi Gakuin ở Nhật Bản, nghiên cứu về điều trị toàn diện cho bệnh nhân khe hở môi vòm miệng. Bác sĩ Đức đã công bố nhiều bài báo trên các tạp chí uy tín về di truyền học, liệu pháp ngôn ngữ và trị liệu ngôn ngữ. Tóm tắtMục tiêu: Hàng chục gen gây bệnh cùng với cơ chế gây bệnh trong khe hở môi không hội chứng, có kèm hoặc không kèm theo khe hở hàm ếch (KHM/VM), đã được báo cáo qua các nghiên cứu liên kết và nghiên cứu tương quan toàn bộ nhiễm sắc thể (GWAS). Tuy nhiên, các kết quả không phải lúc nào cũng được tái lập ở các dân số hoặc phương pháp nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu này sử dụng thiết kế nghiên cứu bệnh- chứng đồng thời với thiết kế dựa trên gia đình để điều tra nguyên nhân của KHM/VM và hai phân nhóm của nó: khe hở môi không hội chứng (KHM) và khe hở môi kèm khe hở vòm miệng không hội chứng (KHMVM) trong dân số Việt Nam. Phương pháp: 217 mẫu gia đình ba người có con mắc KHM/VM (một trẻ mắc và hai cha mẹ kiểu hình bình thường), bao gồm 105 KHM và 112 KHMVM được lựa chọn cho thiết kế dựa trên gia đình; và 273 đối chứng khỏe mạnh được chọn, không có tiền sử khe hở môi vòm miệng trong gia đình, cũng đã được tuyển chọn cho thiết kế bệnh- chứng. Ba đa hình nucleotide đơn (SNP) bao gồm TFAP2A (rs1675414 và rs303048) và 8q24 (rs987525) được đọc bằng phương pháp TaqMan SNP. | |
14:10 – 14:25 | So sánh độ khít rìa và lòng phục hình của mặt dán sứ sản xuất bằng bốn kỹ thuật số hoá | BSNT. Nguyen Viet Anh CVNguyen Viet AnhQuốc gia: Việt Nam CVBác sĩ Nguyễn Việt Anh tốt nghiệp bác sĩ răng hàm mặt năm 2015, tốt nghiệp thạc sĩ, bác sĩ nội trú năm 2018 tại trường Đại học Y Hà Nội. Hiện tại bác sĩ Việt Anh đang theo học chương trình nghiên cứu sinh tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt với đề tài “Hiệu quả xử lý bề mặt, độ chính xác và kết quả điều trị của mặt dán sứ zirconia”. Bác sĩ Việt Anh đã có một số bài báo khoa học về xử lý bề mặt và chế tác vật liệu zirconia xuất bản trên các tạp chí quốc tế. Tóm tắtMục tiêu: Sự tiến bộ trong công nghệ thiết kế và sản xuất số hóa đã thay đổi quy trình sản xuất mặt dán sứ. Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh độ khít rìa và lòng phục hình của mặt dán sứ sản xuất bằng bốn kỹ thuật số hoá. Đối tượng và phương pháp: Một cùi kim loại được tạo ra bằng cách sao lại một cùi răng cửa giữa và quét lại để thiết kế mặt dán sứ. 100 mặt dán sứ được làm với bốn kỹ thuật số hóa khác nhau (n=25), bao gồm phay cắt lithium disilicate (MLD), ép nóng lithium disilicate từ mẫu sáp in 3D (PLD), phay cắt zirconia (MZ), và in 3D zirconia (PZ). Độ khít rìa và lòng phục hình ảo của mặt dán sứ được đo bằng phần mềm thử phục hình số hóa. Độ khít thực tế được đo bằng phương pháp silicone replica dùng kính hiển vi soi nổi. Dữ liệu đo đạc được phân tích bằng kiểm định ANOVA và Turkey. Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của rìa và lòng phục hình (P < 0.001) giữa các phương pháp sản xuất. Cả độ hở rìa và lòng phục hình ảo và thực tế đều cao hơn ở nhóm PLD và PZ groups so với nhóm MLD và MZ. Kết luận: Cả bốn phương pháp sản xuất mặt dán sứ số hóa, bao gồm phay cắt lithium disilicate, ép nóng lithium disilicate dùng mẫu sáp in 3D, phay cắt zirconia, và in 3D zirconia, đều có độ khít rìa và lòng phục hình chấp nhận được trên lâm sàng. Mặt dán sứ zirconia và lithium disilicate phay cắt cho thấy độ khít vượt trội so với mặt dán sứ zirconia in 3D và lithium disilicate ép nóng từ mẫu sáp in 3D. | |
14:30 – 14:45 | Tự động phát hiện và phân loại sâu răng từ chụp ảnh màu trên điện thoại thông minh bằng trí tuệ nhân tạo | TS. Dương Đức Long CVDương Đức LongQuốc gia: Việt Nam CVTiến sĩ, bác sĩ Dương Đức Long là giảng viên bộ môn Nha cộng đồng, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội. Anh tốt nghiệp bằng bác sĩ Nha khoa tại Đại học Y khoa Quốc gia Kharkiv, Ukraine năm 2012, và nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Cheng Kung, Đài Loan vào năm 2021. Tóm tắtSâu răng được coi là gánh nặng sức khỏe răng miệng nặng nề nhất trên toàn thế giới khi bệnh này ảnh hưởng đến một tỷ lệ dân số đáng kể. Vì vậy, cần có phương pháp phát hiện sớm phù hợp và chính xác để ngăn ngừa sâu răng. Nghiên cứu này nhằm mục đích phát triển một hệ thống vi tính hai giai đoạn có thể phát hiện sâu răng sớm từ hình ảnh màu của điện thoại thông minh: trong giai đoạn đầu tiên, các vùng tổn thương sâu răng được xác định và trích xuất từ các vùng răng khỏe mạnh. Sau đó, năm đặc điểm đặc trưng của các khu vực này được chọn và tính toán có chủ đích để làm dữ liệu đầu vào cho giai đoạn phân loại, trong đó 5 mô hình phân loại (Support Vector Machine, Random Forests, K-Nearest Neighbors, Gradient boosted tree, Logistic Regression) được đánh giá để chọn ra mô hình tốt nhất. Trên 620 bộ ảnh chụp từ điện thoại thông minh của các răng đã nhổ chưa được phục hồi, hệ thống của chúng tôi đạt được độ chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 87.39%, 89.88% và 68.86% ở giai đoạn phát hiện. Đối với giai đoạn phân loại, mô hình Support Vector Machine được ghi nhận là mô hình tốt nhất với độ chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 88,76%, 92,31% và 85,21%. Mặc dù hệ thống này cần được sử dụng trên nguồn dữ liệu thực tronng miệng nhưng tiềm năng của nó như một phương tiện không xâm lấn, rẻ tiền với độ chính xác cao trong môi trường lâm sàng là rất hứa hẹn. | |
14:50 – 15:00 | So sánh hiệu quả của Laser năng lượng thấp và máng nhai trong điều trị rối loạn khớp thái dương hàm | BSNT. Nguyễn Ngọc Hoa CV báo cáo viên đang cập nhật. | |
15:00 – 15:30 | Tiệc trà | ||
15:30 – 15:45 | Study of periodontal treatment outcome combined with endodontic therapy in the restorative clinic, at Faculty of Dentistry UHS | MSc. Souksida Xaykhambanh | |
15:50 – 16:05 | Diamine Fluoride application on children’s primary teeth to prevent dental caries progression: A pilot study | Amphayvan HOMSAVATH | |
16:10 – 16:25 | Nảy chồi bướu trong ung thư hốc miệng và mối liên quan với làm sàng, giải phẫu bệnh và tiên lượng | PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng CVNguyễn Thị HồngQuốc gia: CVPGS.TS. Nguyễn Thị Hồng tốt nghiệp bác sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Răng Hàm Mặt của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1986 và năm 2007. Bà được phong hàm Phó giáo sư năm 2012. Hiện nay bà là trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Mối quan tâm nghiên cứu của bà rất đa dạng, tập trung vào khía cạnh phân tử, mô bệnh học và lâm sàng của các khối u miệng- hàm mặt, đặc biệt là ung thư miệng. Tóm tắtGiới thiệu: Hình ảnh nảy chồi u là một dấu hiệu mô bệnh học mới trong một số bệnh ung thư trên người. Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá mức độ phát triển của khối u và mối liên quan của nó với các đặc điểm mô bệnh học trên lâm sàng và tiên lượng của ung thư biểu mô tế bào vảy trong miệng. | |
16:30 – 16:45 | Làm sáng tỏ cơ chế lão hóa răng miệng và phát triển thuốc thử tái tạo xương | TS. Tomoki Maekawa CVTomoki MaekawaQuốc gia: CVLĩnh vực nghiên cứu của TS. Maekawa tập trung vào mối quan hệ giữa cơ thể và vi khuẩn tại các bề mặt niêm mạc, cũng như các cơ chế gây rối loạn vi khuẩn và viêm nhiễm. Gần đây, TS. Maekawa đã xác định được các phân tử chính giúp duy trì sự cân bằng của mô nha chu và các mô khác. Sự kết hợp nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng đã đưa đến các phương pháp tiếp cận sáng tạo cho các vấn đề lâm sàng, đặc biệt là bệnh nha chu. Đáng chú ý, Maekawa đã xác định được DEL-1 là một chất điều tiết tại chỗ quan trọng trong việc điều hòa sự huy động tế bào viêm bằng cách ức chế sự bám dính tế bào viêm phụ thuộc β2 integrin vào nội mô trong các mô khác nhau, bao gồm cả mô nha chu. DEL-1 tái tổ hợp đã cho thấy hiệu quả bảo vệ chống lại bệnh viêm nha chu thực nghiệm và đa xơ cứng trong mô hình thí nghiệm động vật. Ngoài ra, DEL-1 còn liên quan đến bệnh nha chu mạn tính tự nhiên ở chuột già. Tóm tắtQuá trình lão hóa khoang miệng đi kèm với mất sự linh hoạt và khả năng tái tạo. Protein tiết DEL-1 liên kết integrin tham gia vào việc điều chỉnh quá trình khởi phát và kết thúc viêm trong các bệnh khác nhau. Gần đây, chúng tôi đã chứng minh rằng tác động chống viêm của erythromycin (ERM) được thực hiện thông qua việc tăng cường DEL-1. DEL-1 được cảm ứng có thể thúc đẩy tái tạo xương ổ răng trong giai đoạn kết thúc viêm nha chu thực nghiệm. DEL-1 cũng điều chỉnh quá trình tạo nguyên bào hủy xương và giảm sự tiêu xương do viêm. Mặc dù DEL-1 thúc đẩy quá trình kết thúc viêm và loại bỏ các tế bào lão hóa, biểu hiện của nó giảm dần theo tuổi, làm giảm khả năng sửa chữa và tái tạo mô. Tuy nhiên, việc tăng biểu hiện DEL-1 bằng ERM đã được quan sát thấy không chỉ ở chuột trẻ mà còn ở chuột già (77 tuần tuổi). Thông thường, việc tái tạo ở chuột già rất khó khăn, nhưng erythromycin cảm ứng DEL-1 có thể dẫn đến tái tạo xương và hoạt động như một hợp chất senolytic. Những phát hiện này cho thấy rằng trục ERM-DEL-1 có thể được ứng dụng để điều trị phục hồi mất xương do viêm nha chu và lão hóa. | |
16:50 – 17:05 | Mở khóa khoa học về laser nha khoa | TS. Niladri Maiti CVNiladri MaitiQuốc gia: CVGiáo sư Niladri Maiti đã hoàn thành bằng Nha sĩ (BDS) sau đó là bằng Thạc sĩ Phẫu thuật Nha khoa (MDS) chuyên ngành Nha khoa Bảo tồn & Nội nha và bằng Tiến sĩ Khoa học Nha khoa tại Ấn Độ. Ông đã hoàn thành bằng Thạc sĩ Quốc tế về Nha khoa Laser tại Ý. Để mở rộng ứng dụng lâm sàng của laser, ông đã hoàn thành học bổng về Y học Thẩm mỹ tại Đại học Greifswald. Ông là thành viên của Học viên Nha khoa Quốc tế. Ông đã từng là người hướng dẫn cho các sinh viên sau đại học về nha khoa. Ông có nhiều ấn phẩm quốc gia và quốc tế. Ông đã được mời làm Diễn giả chính tại Nhật Bản, Singapore, Dubai, Iraq, Ấn Độ, Uzbekistan, Bangkok, v.v. Ông là trưởng chi nhánh Ấn Độ của Coltene Whaledent,. Ông có nhiều Bằng sáng chế được cấp cho Ứng dụng Laser và các lĩnh vực Nha khoa khác. Ông đã làm việc tại các trường đại học khác nhau ở Ấn Độ, Iraq và Morocco. Hiện tại, ông đang làm việc với tư cách là Trưởng khoa sáng lập của Viện đào tạo Nha khoa, Đại học Trung Á, Tashkent, Uzbekistan. Ông đang đứng đầu công việc nghiên cứu và hợp tác với các đối tác trên toàn thế giới đại diện cho trường đại học. Tóm tắtLaser ngày càng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nha khoa. Vì laser có nhiều bước sóng khác nhau nên nha sĩ cần phải biết được nền tảng để lựa chọn bước song cho từng áp dụng lâm sàng. Báo cáo này trình bày nền tảng của ứng dụng laser trong nha khoa và một số mẹo lâm sàng thú vị cho các nha sĩ nhiều kinh nghiệm. Bài báo cáo nhấn mạnh các bước sóng khác nhau và ứng dụng của chúng lên mô cứng và mô mềm. Bài báo cáo cũng trình bày một Quy trình điều trị laser đặc biệt đã được cấp bằng sáng chế gọi là “Genova Desense” | |
HỘI THẢO ĐÀO TẠO TRONG RĂNG HÀM MẶT Conference Program – 24/10/2024 | |||
PHÒNG THỐNG NHẤT – TẦNG 1, TOÀ B, KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH HẠ LONG CENTRE THONG NHAT ROOM – 1ST FLOOR, MUONG THANH HA LONG CENTRE HOTEL | |||
Chủ tịch đoàn: … | |||
13:30 – 14:00 | Đang cập nhật nội dung | ||
14:00 – 14:30 | Đang cập nhật nội dung | ||
14:30 – 15:00 | Đang cập nhật nội dung | ||
15:00 – 15:30 | Tiệc trà | ||
15:30 – 16:00 | Đang cập nhật nội dung | ||
16:00 – 16:30 | Đang cập nhật nội dung | ||
IDCMR DEAN MEETING Conference Program – 24/10/2024 | |||
PHÒNG KIM QUY – TẦNG 1, KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH HẠ LONG CENTRE KIM QUY ROOM – 1ST FLOOR, MUONG THANH HA LONG CENTRE HOTEL | |||
Chủ tịch đoàn: … | |||
17:00 – 18:30 | Đang cập nhật nội dung |
PHÒNG HỒNG QUẢNG – TẦNG 2, KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH HẠ LONG CENTRE | |||
8:00 – 9:30 | Cải thiện kết quả phục hình: bền chắc, thẩm mỹ và tuổi thọ | GS.TS.BS. Ian Meyers CV | |
9:30 – 11:00 | LỄ KHAI MẠC HỘI NGHỊ VÀ CẮT BĂNG KHAI TRƯƠNG TRIỂN LÃM NHA KHOA | ||
11:00 – 12:00 | Bảo tồn và phục hồi cấu trúc răng: Bài đánh giá về cement ionomer thủy tinh | GS.TS.BS. Hiền Chí Ngô CV | |
PHÒNG YÊN TRUNG – TẦNG 2, KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH HẠ LONG CENTRE | |||
CHỦ ĐỀ: NHA KHOA TRẺ EM Chủ tịch đoàn: TS. Nguyễn Thị Châu, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh | |||
8:00 – 8:15 | Tác dụng của axit hyaluronic đối với sự tăng sinh, di chuyển của các nguyên bào sợi mô lợi ở người và ứng dụng trong điều trị viêm nha chu | ThS.BS. Hồ Thị Hoà CV | |
8:15 – 8:30 | Đa hình đơn Nucleotide của các gen liên quan tái cấu trúc xương và tiêu xương sống hàm mất răng trên dân số người Việt Nam | ThS.BS. Lữ Lam Thiên CV | |
8:30 – 8:45 | Hiệu quả xử lý chụp tủy trực tiếp bằng Calcium silicate | TS.BS. Bùi Huỳnh Anh CV | |
8:45 – 9:00 | Nội nha tái tạo dựa trên tế bào và tái định cư tế bào: Cập nhật các nghiên cứu cơ bản và thử nghiệm lâm sàng trong nội nha đương đại | TS.BS. Kiều Quốc Thoại CV | |
9:30 – 11:00 | KHAI MẠC HỘI NGHỊ TẠI HỘI TRƯỜNG LỚN | ||
11:00 – 12:00 | ICON: Phương pháp điều trị đốm trắng đương đại | GS.TS. Leandro Augusto Hilgert CV | |
12:00 – 13:30 | Nghỉ trưa / Lunch time | ||
13:30 – 14:30 | Xương hàm dưới – Kẻ gây rắc rối trong các điều trị chỉnh nha | GS. Chia Tze Kao CV | |
14:30 – 15:00 | Điều trị không phẫu thuật sai khớp cắn loại III do xương | TS.BS. Nguyễn Thị Bích Ngọc CV | |
15:00 – 15:30 | Tiệc trà / Tea break | ||
15:30 – 16:00 | Liệu pháp cơ chức năng ở trẻ em | BS. Deepesh Prajapati CV | |
16:00 – 16:30 | Khám toàn diện trong thực hành nha khoa | PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh CV | |
16:30 – 17:00 | Tác động ngắn hạn của men vi sinh Lactobacillus Reuteri đến nguy cơ sâu răng ở bệnh nhân chỉnh hình răng mặt mang mắc cài cố định | PGS.TS. Ngô Thị Quỳnh Lan CV | |
17:00 – 17:30 | Răng sữa mất nhiều tổ chức: bảo tồn hay nhổ bỏ? | TS.BS. Trần Thị Mỹ Hạnh CV | |
PHÒNG THANH LÂN – TẦNG 1, KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH HẠ LONG CENTRE | |||
CHỦ ĐỀ: NHA KHOA PHỤC HỒI VÀ NỘI NHA | |||
Chủ tịch đoàn: PGS.TS. Trịnh Thị Thái Hà | |||
8:00 – 8:15 | Tối ưu hóa quy trình mRNA-seq của ung thư biểu mô tế bào vảy khoang miệng và xác định đặc điểm của OSCC bằng machine learning | TS.BS. Huỳnh Công Nhật Nam CV | |
8:15 – 8:30 | Phục hồi chức năng bằng phục hình trên implant sau xạ trị ở bệnh nhân ung thư cắt bỏ lưỡi: báo cáo ca lâm sàng | TS.BS. Đoàn Minh Trí CV | |
8:30 – 8:45 | Hỗ trợ điều trị nha chu – bằng chứng hiện tại và hướng đi trong tương lai | TS.BS. Nguyễn Ngọc Yến Thư CV | |
8:45 – 9:00 | Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ Vitamin D huyết thanh và bệnh viêm nha chu ở người trưởng thành Việt Nam | TS.BS. Nguyễn Ngọc Yến Thư CV | |
9:00 – 11:00 | KHAI MẠC HỘI NGHỊ TẠI HỘI TRƯỜNG LỚN | ||
11:00 – 12:00 | Liên quan giữa đường thở và khớp thái dương hàm | BS. Vikas Aggarwal CV | |
12:00 – 13:30 | Nghỉ trưa | ||
Chủ tịch đoàn: PGS.TS. Hoàng Việt Hải | |||
13:30 – 14:00 | Liên quan giữa đường thở và khớp thái dương hàm | BS. Vikas Aggarwal CV | |
14:00 – 15:00 | Phục hình thẩm mỹ với nhựa Supra-Nano và keo dán dính không cần quang trùng hợp | GS. Junji Tagami CV | |
15:00 – 15:30 | Tiệc trà | ||
15:30 – 16:30 | Phục hình thẩm mỹ với nhựa Supra-Nano và keo dán dính không cần quang trùng hợp | GS. Junji Tagami CV | |
16:30 – 17:00 | Các khía cạnh khoa học của tẩy trắng răng tại phòng khám | GS.TS. Otsuki CV báo cáo viên đang cập nhật. | |
17:00 – 17:30 | Ứng dụng linh hoạt quy trình số từ implant đơn lẻ tới toàn hàm | TS.BS. Phạm Thanh Hải CV | |
CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ HỢP TÁC NHA KHOA TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG (IDCMR) LẦN THỨ 18 | |||
PHÒNG YÊN ĐỨC – TẦNG 2, KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH HẠ LONG CENTRE | |||
Chủ tịch đoàn: … | |||
8:00 – 8:15 | Bệnh sâu răng ở trẻ em Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua | GS. TS. Trịnh Đình Hải CV | |
8:20 – 8:35 | Ứng dụng các vạt tự do trong điều trị khuyết hổng sau phẫu thuật cắt ung thư đầu cổ | TS. Nguyễn Hồng Nhung CV | |
8:40 – 8:55 | Cơ chế khả thi cho sự chống chịu của tế bào cảm giác ngoại vi trong bệnh sinh bệnh xơ cứng cột bên | ThS. Nguyễn Thu Trà CV | |
9:00 – 9:15 | Các thiết kế dựa trên nhóm gia đình và bệnh chứng cho thấy mối liên quan giữa TFAP2A với sứt môi không có hội chứng ở người Việt Nam | TS.BS. Nguyễn Minh Đức CV | |
9:20 – 9:30 | Ảnh hưởng của các phương pháp quét dấu bề mặt: phương pháp phân vùng quét và tích hợp hình ảnh | TS.BS. Mai Hải Yến CV | |
9:30 – 11:00 | KHAI MẠC TẠI HỘI TRƯỜNG LỚN | ||
11:00 – 11:15 | Đặc điểm mô cứng và mô mềm trên X quang ba chiều ở bệnh nhân sai khớp cắn loại III xương được điều trị bằng phẫu thuật chỉnh hàm lần thứ nhất | ThS.BS. Nguyễn Trường Minh CV | |
11:20 – 11:35 | Phương pháp kỹ thuật số trong thiết kế và chế tạo máng bịt phẫu thuật dựa trên hình ảnh CT và máy quét trong miệng của bệnh nhân | ThS.BS. Tạ Anh Tuấn CV | |
11:40 – 12:00 | Lo lắng, sợ hãi nha khoa ở trẻ 4-6 tuổi và các yếu tố liên quan | ThS. BS. Nguyễn Hà Thu CV báo cáo viên đang cập nhật. | |
12:00 – 12:30 | Nghỉ trưa | ||
13:30 – 13:45 | Sử dụng lớp phủ γ-PGA trên TiO2 oxy hóa vi hồ quang để kiểm soát giải phóng thuốc | BSNT. Nguyễn An Nghĩa CV | |
13:50 – 14:05 | Mối liên hệ kiểu hình trong bệnh lý ở người Việt Nam với sinh xương bất toàn | TS. Nguyễn Thu Hương CV / TS. Nguyễn Minh Đức CV | |
14:10 – 14:25 | So sánh độ khít rìa và lòng phục hình của mặt dán sứ sản xuất bằng bốn kỹ thuật số hoá | BSNT. Nguyen Viet Anh CV | |
14:30 – 14:45 | Tự động phát hiện và phân loại sâu răng từ chụp ảnh màu trên điện thoại thông minh bằng trí tuệ nhân tạo | TS. Dương Đức Long CV | |
14:50 – 15:00 | So sánh hiệu quả của Laser năng lượng thấp và máng nhai trong điều trị rối loạn khớp thái dương hàm | BSNT. Nguyễn Ngọc Hoa CV báo cáo viên đang cập nhật. | |
15:00 – 15:30 | Tiệc trà | ||
15:30 – 15:45 | Study of periodontal treatment outcome combined with endodontic therapy in the restorative clinic, at Faculty of Dentistry UHS | MSc. Souksida Xaykhambanh | |
15:50 – 16:05 | Diamine Fluoride application on children’s primary teeth to prevent dental caries progression: A pilot study | Amphayvan HOMSAVATH | |
16:10 – 16:25 | Nảy chồi bướu trong ung thư hốc miệng và mối liên quan với làm sàng, giải phẫu bệnh và tiên lượng | PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng CV | |
16:30 – 16:45 | Làm sáng tỏ cơ chế lão hóa răng miệng và phát triển thuốc thử tái tạo xương | TS. Tomoki Maekawa CV | |
16:50 – 17:05 | Mở khóa khoa học về laser nha khoa | TS. Niladri Maiti CV | |
HỘI THẢO ĐÀO TẠO TRONG RĂNG HÀM MẶT Conference Program – 24/10/2024 | |||
PHÒNG THỐNG NHẤT – TẦNG 1, TOÀ B, KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH HẠ LONG CENTRE THONG NHAT ROOM – 1ST FLOOR, MUONG THANH HA LONG CENTRE HOTEL | |||
Chủ tịch đoàn: … | |||
13:30 – 14:00 | Đang cập nhật nội dung | ||
14:00 – 14:30 | Đang cập nhật nội dung | ||
14:30 – 15:00 | Đang cập nhật nội dung | ||
15:00 – 15:30 | Tiệc trà | ||
15:30 – 16:00 | Đang cập nhật nội dung | ||
16:00 – 16:30 | Đang cập nhật nội dung | ||
IDCMR DEAN MEETING Conference Program – 24/10/2024 | |||
PHÒNG KIM QUY – TẦNG 1, KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH HẠ LONG CENTRE KIM QUY ROOM – 1ST FLOOR, MUONG THANH HA LONG CENTRE HOTEL | |||
Chủ tịch đoàn: … | |||
17:00 – 18:30 | Đang cập nhật nội dung |
CHƯƠNG TRÌNH BÁO CÁO HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT LẦN THỨ 14 | |||
PHÒNG THANH LÂN – TẦNG 1, KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH HẠ LONG CENTRE | |||
CHỦ ĐỀ: IMPLANT | |||
Chủ tịch đoàn: PGS.TS. Nguyễn Phú Thắng, GS. Mihai Săndulescu Thư ký: TS. BS. Nguyễn Hùng Hiệp | |||
8:00 – 9:00 | Quy trình cho phẫu thuật có hướng dẫn và cấy ghép implant tải lực tức thì | BS. Gabriele Vaccaro CV | |
9:00 – 10:00 | Quy trình thu thập xương khối cho cấy ghép implant trong các ca tiêu sống hàm | GS. Someth Hong CV | |
10:00 – 10:30 | Tiệc trà | ||
10:30 – 11:00 | Phối hợp đa chuyên khoa trong phục hình toàn hàm | PGS.TS. Phạm Như Hải CV | |
11:00 – 12:00 | BẾ MẠC HỘI NGHỊ TẠI HỘI TRƯỜNG LỚN | ||
PHÒNG YÊN TRUNG – TẦNG 2, KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH HẠ LONG CENTRE | |||
CHỦ ĐỀ: CHỈNH NHA | |||
Chủ tịch đoàn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương, TS.BS. Trần Ngọc Quảng Phi Thư ký: ThS. Vũ Thị Thu Trang | |||
8:00 – 9:00 | Khay chỉnh nha tại phòng khám – Cái gì, khi nào và như thế nào? | Dr. Digant Thakkar CV | |
9:00 – 10:00 | Trí tuệ nhân tạo trong chỉnh nha: Ứng dụng hiện tại, độ tin cậy và phạm vi áp dụng tương lai | GS. Anand Marya CV
| |
10:00 – 10:30 | Tiệc trà | ||
10:30 – 11:00 | Tham chiếu khớp cắn trong chỉnh nha, những điều dễ lãng quên | TS.BS. Trần Ngọc Quảng Phi CV
| |
11:00 – 12:00 | BẾ MẠC HỘI NGHỊ TẠI HỘI TRƯỜNG LỚN | ||
CHƯƠNG TRÌNH BÁO CÁO HỘI NGHỊ HỢP TÁC NHA KHOA TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG (IDCMR) LẦN THỨ 18 Conference Program 25/10/2024 | |||
PHÒNG YÊN ĐỨC – TẦNG 2, KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH HẠ LONG CENTRE | |||
Chủ tịch đoàn: Thư ký: | |||
8:00 – 8:15 | Hiệu quả của laser diode 810nm và dao mổ trong điều trị nướu nhiễm sắc melanin sinh lý | TS.BS. Trần Yến Nga CV SV Nguyễn Bảo Trân CV | |
8:20 – 8:35 | Cung mặt kỹ thuật số trong phục hồi toàn miệng | TS. Nguyễn Hồ Quỳnh Anh CV | |
8:40 – 8:55 | Nghiên cứu điều trị lệch lạc xương hàm loại III bằng phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên – hàm dưới | TS.BS. Lê Tấn Hùng CV báo cáo viên đang cập nhật. | |
9:00 – 9:15 | Salivary Tec và mức độ Nesprin-2 ở bệnh nhân sau điều trị chỉnh nha | Nurul Nadira binti Omar CV | |
9:15 – 9:30 | Phân tích mô học và miễn dịch hóa học về tác động của dẫn xuất men răng lên tái tạo mô nha chu | Riasat HASAN và Takashi SAITO | |
9:30 – 10:00 | Tiệc trà | ||
10:00 – 10:15 | Đánh giá tổng quan hệ thống về ghép xương trong nâng xoang bên | ThS. Phan Huy Hoàng CV | |
10:20 – 10:35 | Tối ưu hóa việc ghép mô mềm xung quanh Implant: Báo cáo lâm sàng | BSNT. Đặng Đức Mạnh Hải CV | |
11:00 – 12:00 | BẾ MẠC HỘI NGHỊ |